Lãi gộp là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh hiện nay nhưng có rất nhiều người không hiểu lãi gộp là gì? Cách tính lãi gộp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Tỷ Phú Không Độ sẽ giúp bạn tìm hiểu lãi gộp là gi? Cách tính lãi gộp giúp bạn có thể áp dụng trong kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhé.
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp hay còn gọi lãi ròng là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Nói cách khác là số tiền thu lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tiền vốn mà bạn phải bỏ ra để kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp nhập hàng từ nơi khác về bán thì lãi gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để nhập hàng. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa.
Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như: nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng cho nhân viên bán hàng,phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng, thiết bị và phí vận chuyển
Các bạn có thể tham khảo:
Cách tính lãi gộp đơn giản
Cách tính lãi gộp là doanh thu trừ giá vốn hàng hóa cụ thể như sau:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa
Đối với những trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu, các bạn có thể áp dụng công thức sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, trong sổ chi tiết bán hàng có thể tính:
Lãi gộp = doanh thu thuần – chi phí hàng hóa
Đối với kết quả hoạt động kinh doanh thì lãi gộp sẽ được thay bằng từ lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, dù dùng từ nào thì cách tính vẫn là lấy doanh thu thuần trừ đi chi phí.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn kinh doanh quần áo trẻ em, sản xuất 100 chiếc quần áo cọc bán ra với đơn giá 100.000 VNĐ/chiếc. Chi phí để sản xuất ra một chiếc quần áo cọc là 60.000.000 VNĐ.
Như vậy, lãi gộp sẽ là: 100 x 100.000 – 100 x 60.000 = 4.000.000 VNĐ.
Ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, lãi gộp là một con số có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp cụ thể:
- Đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đang lỗ hay lãi. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch hoạt động kinh doanh, nhân sự và vận hành sản xuất cho phù hợp để tạo sự phát triển.
- Dựa trên các con số của lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Khi thấy chi phí sản xuất gần bằng hay cao hơn so với doanh thu, doanh nghiệp có thể giảm vốn. Hoặc sẽ tìm cách khắc phục tốt nhất để giảm chi phí sản xuất hàng hóa và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Ngoài ra, lãi gộp còn giúp doanh nghiệp ghi lại chi phí cần thiết để cho ra doanh thu. Khi nắm được mức lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được các khoản phí từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp gia tăng doanh thu hiệu quả.
- Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp có thể sử dụng lãi gộp để so sánh với các đối thủ đang hoạt động cùng lĩnh vực để tìm ra những phương thức cạnh tranh vừa đảm bảo văn minh, lành mạnh lại giúp thúc đẩy lợi nhuận.
Các trường hợp kinh doanh phí thấp lãi gộp cao
Những doanh nghiệp kinh doanh ổn định, có mức lãi gộp cao hay thấp dựa vào khả năng tính toán cũng như quy luật kinh doanh. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp nhưng lãi gộp lại ở mức cao như:
- Quán bán đồ ăn sáng tiện lợi và giao hàng tận nơi như bánh mì, xôi…Những món đồ ăn sáng này chi phí rất rẻ nhưng khi chia nhỏ ra để bán cho từng vị khách thì giá thành của mỗi phần nhỏ sẽ được đẩy lên cao.
- Kinh doanh rau sạch và hoa quả online sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng.
- Bán các loại thức uống mang đi cũng là một hoạt động kinh doanh phí bỏ ra thấp nhưng lợi nhuận mang về tương đối cao.
- Bán quần áo, các vật dụng gia đình online…Tất cả đều là những thứ cần thiết đối với các gia đình, vì thế mức lãi gộp bạn nhận được sẽ cao.
- Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ bán cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online…cũng nhận được mức lãi gộp cao…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được lãi gộp là gì và cách tính lãi gộp trong kinh doanh rồi nhé