Thanh Toán TT là gì? Quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện chuẩn 100%

Trong chuyên mục Thuật Ngữ hôm nay, Tỷ Phú Không Độ chia sẻ tới người đọc khái niệm thanh toán TT là gì? Quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện chính xác 100% trong bài viết dưới đây nhé

Khái niệm thanh toán TT là gì?

– Thanh toán TT còn được gọi là chuyển tiền bằng điện viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.

thanh-toan-tt-la-gi

– Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT có 2 phương thức:

  • Chuyển tiền trả trước: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng
  • Chuyển tiền trả sau: Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu

Ưu nhược điểm của thanh toán TT

– Phương thức thanh toán TT cũng có những ưu điểm, nhược điểm mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này.

Ưu điểm:

Đối với khách hàng: Thủ tục chuyển tiền rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp. Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền, đặc biệt hình thức chuyển tiền trả sau tạo thuận lợi cho người mua, có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi thanh toán tiền.

Đối với ngân hàng: Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian để thực hiện lệnh thanh toán để hưởng hoa hồng (phí chuyển tiền) và không chịu trách nhiệm về số tiền và thời hạn thanh toán.

Nhược điểm

– Phương thức thanh toán TT chứa đựng rất nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đăng của 2 bên. Mặt khác, vì việc thanh toán được thực hiện bằng điện nên khá nhanh, nếu có phát hiện nhầm lẫn thì rất khó điều chỉnh

Ví dụ:

  • Với TT chuyển tiền trước: Bên mua hàng trả tiền trước nhưng bên bán hàng không giao hàng, giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng không đúng mẫu mã như đã thỏa thuận…
  • Với TT chuyển tiền sau: Bên bán hàng đã giao hàng đầy đủ số lượng, mẫu mã, bên mua hàng không trả tiền, trả tiền chậm, trả thiếu…

Chính vì vậy, phương thức thanh toán TT chỉ nên áp dụng trong giao dịch mua bán với các đối tác tin cậy hoặc giá trị hàng hóa không quá lớn, hoặc 2 bên có mối quan hệ phụ thuộc nhau (công ty mẹ – công ty con)

Các bạn có thể tham khảo:

Quy trình thanh toán TT

  • Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua để nhận lệnh chuyển tiền để trả cho người bán
  • Bước 2: Ngân hàng người mua sẽ gửi giấy báo nợ đến người mua.
  • Bước 3: Ngân hàng bên mua sẽ chuyển số tiền tương ứng cho ngân hàng bên bán.
  • Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo cho người bán
  • Bước 5: Người bán giao hàng kèm theo bộ chứng từ cho người mua.

Quy trình thanh toán TT theo phương thức chuyển tiền trả sau được tóm tắt theo sơ đồ sau:

quy-trinh-thanh-toan-tt

Trong đó:

(1) Theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ (hóa đơn) cho người nhập khẩu.

(2) Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.

(3) Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người xuất khẩu và báo nợ tài khoản của người nhập khẩu. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và tài khoản đủ thanh toán.

(4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý.

(5) Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu (báo có tài khoản).

=> Giao dịch thanh toán thành công khi bên nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa. Còn bên xuất khẩu nhận được số tiền theo đúng như cam kết trong hợp đồng.

Lưu ý:

Với phương thức chuyển tiền trả trước, quy trình tương tự theo sơ đồ như trên, chỉ có sự khác biệt là sau khi nhận được tiền thì bên xuất khẩu mới chuyển hàng hóa và các chứng từ cho bên nhập khẩu. Ngoài ra, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đối với chuyển tiền trả trước:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực của hai bên
  • đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Lệnh chuyển tiền

– Đối với chuyển tiền trả sau:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền

Lưu ý:

– Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế với các thông tin được cung cấp đầy đủ như sau:

  • Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.
  • Số ngoại tệ xin chuyển (cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ)
  • Lý do chuyển tiền
  • Một số yêu cầu khác.
  • Ký tên và đóng dấu.

Phân biệt TT và TTR

Trước khi so sánh TT và TTR các bạn cần phải nắm rõ TTR là gì? TTR chính là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C.

Sự khác biệt giữa TT là TTR đó là nếu TT là một phương thức thanh toán quốc tế – chuyển tiền bằng điện độc lập và không liên quan tới các phương thức thanh toán khác thì hình thức thanh toán TTR nằm trong phương thức thanh toán L/C.

Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay thời hạn là 36 giờ ( tức 3 ngày) còn bộ chứng từ sẽ được gửi tới sau cho nhà nhập khẩu.

Hy vọng vơi những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp bạn hiểu được thanh toán TT là gì? Phân biệt được giữa TT và TTR nhé

4.5/5 - (2 bình chọn)